Nơi chia sẻ những thông tin với tất cả mọi người

Khái quát lịch sử
Cổ Triều Tiên hình thành năm 2333 TCN là nhà nước được nhắc đến đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên gồm liên minh nhiều bộ tộc sống tại miền bắc bán đảo Triều Tiên và tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm (Trung Quốc) ngày nay. Thủ đô nhà nước Cổ Triều Tiên nằm ở tỉnh Liêu Ninh đến năm 300 TCN thì rời về Bình Nhưỡng.

Cùng thời điểm này có vương quốc ít được nhắc đến là Thìn Quốc ở phía nam bán đảo Triều Tiên sống ở phía nam sông Hán (chảy qua Seoul ngày nay rất nhiều người Việt nhầm giọi là sông Hàn). Thìn Quốc là liên minh hàng chục bộ tộc khác nhau, nó là tiền thân của Tam Hàn về sau.
Tam Hàn là tên gọi Hàn Mã, Hàn Thìn và Hàn Biện tương ứng với ba vương quốc là Bách Tế, Tân La và Già Gia. Tân La thôn tính Già Da chỉ còn lại hai vương quốc là Bách Tế và Tân La sống ở phía nam bán đảo Triều Tiên.
Ở phía bắc thì nhà nước Cổ Triều Tiên sụp đổ, đến năm 37 TCN thì Đông Minh Vương thành lập lên vương quốc Cao Câu Ly.

Đến thời điểm này trên bán đảo Triều Tiên còn ba vương quốc (Bách Tế Tân La và Cao Câu Ly) hay còn gọi là thời kì Tam Quốc, thời kì này kéo dài từ năm 57 TCN đến năm 668 SCN khi Tân La cấu kết với nhà Đường đánh bại Bách Tế và Cao Câu Ly. Lúc này thì bán đảo Triều Tiên mất rất nhiều đất cho nhà Đường, cụ thể thể khu vực tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm của Trung Quốc ngày nay.
Sau đó đến thời kì hậu Tam Quốc (TK7-TK10) Tân La thống nhất bán đảo Triều Tiên chưa trọn vẹn, ở phía nam gọi là Tân La Thống Nhất còn phía bắc hậu duệ Cao Câu Ly thành lập lên vương quốc Bột Hải. thời kì này còn gọi là thời Nam-Bắc Quốc. Đến năm 918 Vương Kiến nổi lên thống nhất toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành lập lên vương quốc Cao Ly.
Cao Ly là nhà nước thống nhất đầu tiên trong lịch sử bán đảo Triều Tiên với lãnh thổ như bán đào Triều Tiên ngày nay, thủ đô đặt tại Khai Thành. 
Đến năm 1392 Lý Thành Quế lật đổ Cao Ly thành lập lên vương quốc Triều Tiên đặt thủ đô tại Hán Thành (Seoul ngày nay). vương quốc Triều Tiên là triều đại phong kiến cuối cùng cho đến khi bị Nhật Bản chiếm đóng rồi sáp nhập vào thành lãnh thổ của Nhật Bản năm 1910.

- Sau khi Nhật Bản thua ww2 và mất quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên, Liên Xô và Mỹ vào tiếp quản bán đảo lấy VT38 làm ranh giới, lúc này Triều Tiên dưới quyền ủy trị của Xô-Mỹ theo như hiệp ước thì 4 năm sau sẽ tổng tuyển cử toàn quốc. Nhưng mỗi bên đều có toan tính riêng của mình nên 8/1948 Lý thừa Văn thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, rồi đến 9/1948 Kim Nhật Thành thành lập chính phủ CHDCND Triều Tiên ở phía bắc. Làm cho bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt đến ngày nay. Hai chính phủ này hiện nay đều tự cho mình là chính phủ duy nhất hợp pháp trên bán đảo Triều Tiên, cả hai bên đều không công nhận nhau và cùng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ ván đảo.

Bắt đầu từ đây hai miền Triều Tiên quản lí bởi hai chính phủ khác nhau, họ lấy tên khác nhau và tên gọi cũng khác nhau trong các nước sử dụng ngôn ngữ gốc Hán như Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Còn các nước khác như tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp thì họ vẫn dùng chung một từ Korea, Corea hay Corée và thêm từ "bắc" hoặc "nam" vào để gọi.

+ Ở miền bắc Triều Tiên thì lấy tên là CHDCND Triều Tiên, với ý nghĩa là duy trì tiếp nối nguồn gốc của Triều Tiên từ thủa Cổ Triều Tiên là triều đại phong kiến đầu tiên cho đến nhà Triều Tiên là triều đại phong kiến cuối cùng. 
Tại CHDCND Triều Tiên ngày nay lấy thủ đô là Bình Nhưỡng và họ cũng nhấn mạnh đến văn hóa và phương ngữ Hàm Kính (Hamgyong) là bộ tộc sống ở miền bắc Triều Tiên. 
Có một rắc rối khó giải quyết và đang tranh chấp giữa Triều Tiên và Trung Quốc là văn hóa lịch sử Hàm Kính, vì khu vực này ngày nay nằm ở cả hai nước quản lí. Những người Triều Tiên ở Trung Quốc ngày nay họ có tinh thần dân tộc rất cao, họ được quyền tự trị cao và chống Hán hóa để bảo vệ cội nguồn của người Triều Tiên tại đây. Và chính phủ CHDCND Triều Tiên lấy tên "Triều Tiên" để khẳng định những vùng lịch sử văn hóa, kể cả những vùng tại Trung Quốc đang quản lí ngày nay là của họ chứ không để mất vào tay Trung Quốc.

Ở miền nam Triều Tiên thì lấy tên là Đại Hàn Dân Quốc hay gọi tắt là Hàn Quốc lấy thủ đô là Hán Thành và được đổi tên thành Seoul, "Seoul" là từ của Tân La cổ Seobeol có nghĩa là "kinh thành" trước kia dùng chỉ cho Khánh Châu (Gyeongju), kinh đô của vương quốc Tân La xưa kia. Seoul cũng là địa danh duy nhất không viết được trong chữ Hán nên không thể phiên âm ra Hán Việt được. 
Từ "Đại Hàn Dân Quốc" bắt đầu từ lúc Lý Thừa Văn thành lập chính phủ lâm thời lưu vong tại Thượng Hải và nó được hình thành từ "Đại Hàn Đế Quốc". Trước đây một khoảng thời gian ngắn (1897-1910) trước khi bị sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản thì nhà Triều Tiên gọi là Đại Hàn Đế Quốc, Cái tên này đế quốc Nhật Bản đặt ra để chấm dứt Triều Tiên lệ thuôc vào nhà Thanh và chuyển Triều Tiên lệ thuộc vào Nhật Bản, vì nhà Thanh đã thua trong chiến tranh Thanh-Nhật. Đến năm 1910 thì Triều Tiên sáp nhập vào Nhật Bản.
Từ "Hàn" có nguồn gốc từ các bộ tộc trước đây sống ở miền nam bán đảo còn gọi là Tam Hàn (Hàn Mã, Hàn Thìn và Hàn Biện). Hàn Quốc ngày nay cũng nhấn mạnh văn hóa và phương ngữ Tam Hàn. Đồng nghĩa với việc buông xuôi những phần người và đất Tổ ở Liêu Ninh và Cát Lâm ngày nay Trung Quốc quản lí.


Bản đồ các bộ tộc, phương ngữ và văn hóa trên bán đảo Triều Tiên
Từ "Hàn" là người Triều Tiên rất ghét vì nó mang tên của những kẻ bán nước. 3 dân tộc mang tên Hàn ở phía nam đã cấu kết với nhà Đường (Trung Quốc) đánh lên phía bắc rồi chia chác với nhà Đường làm mất đi khá nhiều đất, chứ trước đây bán đảo Triều Tiên rộng lắm. Nhìn mắt thường có thể thấy mất đi trên 50%
Đọc lịch sử Triều Tiên thì phải đọc cả 3 tỉnh của Trung Quốc ngày nay là Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh nữa thì mới đủ và cần.

1 nhận xét Blogger 1 Facebook

  1. Bài viết rất bổ ích. Nhiều thông tin mình lần đầu biết đến. Cảm ơn tác giả

    ReplyDelete

 
Lọ Lem © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top