Khi Yeonmi Park, cô gái 21 tuổi đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên xuất hiện lần đầu trên sân khấu thế giới vào tháng 10 năm nay với những câu chuyện đau lòng về cuộc sống dưới chế độ hà khắc của Bắc Triều Tiên và cuộc trốn chạy hiểm nghèo của mình để đến với tự do, cô đã khiến các khán giả, những nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo phải rơi lệ, một số thậm chí còn thổn thức. Mặc bộ trang phục truyền thống Hàn Quốc màu hồng với thắt eo cao và váy nhiều tầng, Park đứng trên bục phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Một Thế giới Trẻ (One Young World) ở Dublin và giữa những khoảng lặng kéo dài, cô lau những giọt nước mắt trên mi và đặt tay bưng miệng để tự trấn tĩnh, kể về việc bị tẩy não; chứng kiến cảnh hành quyết; chết đói; về tia ánh sáng trong bóng đêm của cô khi cô xem bộ phim bom tấn Holywood Titanic, và tâm hồn cô rộng mở tới thế giới bên ngoài nơi tình yêu là dĩ khả; phải chứng kiến cảnh mẹ cô bị hãm hiếp; tự mình chôn cất cha khi mới 14; và đe dọa thà tự sát còn hơn bị quân đội Mông Cổ trả về Bắc Triều Tiên. Cô kể lại việc lần theo những ngôi sao để đến với tự do và rồi kết thúc bài phát biểu, “Khi băng qua sa mạc Gobi, sợ chết, tôi đã nghĩ sẽ chẳng có ai quan tâm, nhưng các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi. Các bạn có quan tâm.”
Bạn hẳn là vô nhân đạo nếu không thấy cảm động. Nhưng – bạn sắp phải đọc rất nhiều chữ “nhưng” – câu chuyện về cuộc sống của cô ở Bắc Triều Tiên có hẳn chính xác không? Càng đọc nhiều các bài phát biểu và phỏng vấn, tôi càng nhận thức được những mâu thuẫn nghiêm trọng trong câu chuyện của cô cho thấy nó không phải vậy. Cho dù những vấn đề này tùy thuộc vào quyết định của độc giả, tôi lo ngại rằng nếu ai đó thu hút được nhiều sự chú ý như vậy thay đổi câu chuyện của họ cho phù hợp với những gì chúng ta hằng mong đợi từ những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, góc nhìn của chúng ta về đất nước này có thể sai lệch một cách nguy hiểm. Chúng ta cần có một bức tranh đầy đủ và trung thực về cuộc sống ở Bắc Triều Tiên nếu chúng ta muốn giúp đỡ những người sống dưới chế độ tàn bạo thậm tệ của nó và những người đang cố gắng chạy trốn.
“Người đào tẩu nổi danh”
Tôi gặp Yeonmi Park một vài tháng trước khi dành hai tuần để quay phim về câu chuyện của cô và gia đình cho chương trình Dateline của đài SBS, Australia. Chúng tôi gọi câu chuyện là “Người đào tẩu nổi danh.”
Quay trở lại Hàn Quốc, nơi mà cô đang sống, Park là một trong những ngôi sao của chương trình truyền hình quy tụ những phụ nữ Bắc Triều Tiên. Nó có tên là “Now On My Way To Meet You,” công khai chế nhạo triều đình nhà Kim. Những người phụ nữ này kể lại những giai thoại cá nhân về cuộc sống của họ ở Bắc Triều Tiên và về hành trình về phương Nam. Chương trình giới thiệu một số người từng vô gia cư và đói khát – đó là lí do họ bỏ chạy.
Giấu kín trong kho lưu trữ của chương trình là một số bức ảnh chụp thời thơ ấu của Park ở Bắc Triều Tiên, những bức ảnh giải thích tại sao cô được biết đến trên chương trình như là Paris Hilton của Bắc Triều Tiên. Chúng trái ngược hoàn toàn với câu chuyện mà giờ đây cô đang kể với khán giả quốc tế.
Trong một tập phim đầu năm 2013, cô xuất hiện cùng mẹ. Màn hình chiếu ảnh gia đình cô và Park đùa, “Đó là mẹ tôi. Bà rất đẹp đúng không? Thành thật mà nói, tôi không phải Paris Hilton. Mẹ tôi mới thực là Paris Hilton.”
Sau đó Park chỉ chiếc áo và quần kẻ carô mẹ cô đang mặc “đều được nhập khẩu từ Nhật Bản” và nói thêm, “Mẹ tôi thậm chí còn có một chiếc túi Chanel ở Bắc Triều Tiên,” khiến người dẫn chương trình ngờ vực hỏi lại, “Có túi Chanel ở Bắc Triều Tiên à?” Park trả lời anh ta là có và anh ta hỏi một người phụ nữ khác xem chị ta có xem gia đình của Park là “giàu có” hay không. Chị ta trả lời, “Vâng. Đúng thế.”
Trong cuộc phỏng vấn, Park nói với chúng tôi rằng cha cô là một đảng viên Đảng Lao động, cũng như mọi thành viên nam khác trong gia đình cô, và cô dự định sẽ theo học y khoa tại trường đại học và kết hôn với một người ở cùng giai cấp hoặc cao hơn. Cô miêu tả cha cô là “người đàn ông rất tự do” và luôn phê phán chế độ. Cô nói khi tin tức hoạt động thường ngày của Kim Jong Ill được phát sóng trên truyền hình và phát thanh viên nói “nhờ ơn người mà chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay,” thỉnh thoảng cha cô bảo “Ồ im đi. Tắt ti vi đi.” Park kể mẹ cô đã quở trách cha cô vì nói như thế trước mặt cô và em gái cô, vì thế cô đã sớm học được rằng chỉ trích chế độ và kể về sự phản bội của cha cô đối với chế độ cho người khác là nguy hiểm.
Mẹ Park kể với chúng tôi là có một hôm, chồng bà chỉ vào chân dung Kim Il Sung và Kim Jong Il treo trên tường nhà họ và nói, “Những người này đã gây ra cuộc đấu tranh của chúng ta.” Bà nói rằng bà sợ ông sẽ nói những điều tương tự ở ngoài, nhưng cũng nói bà biết một số người có cùng quan điểm với chồng bà. Một người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên khác đến từ Hyesan, thành phố ở phía Bắc giáp Trung Quốc, quê hương Park cùng gia đình, cũng cho biết sau nạn đói khủng khiếp giữa những năm 90, bất đồng quan điểm xuất hiện ngày một nhiều, mặc dù chỉ im lặng trong phạm vi gia đình.
Park sinh năm 1993, năm đỉnh cao của nạn đói. Tháng 7 năm nay tại Seoul, trong một sự kiện do Liberty North Korea [Tự do Bắc Triều Tiên], một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ những người tị nạn, tổ chức, cô nói với khán giả rằng khi còn đi học cô không thích thú gì việc học về những nhà lãnh đạo họ Kim, “điều đó không có ấn tượng đặc biệt gì với tôi bởi tôi thích chơi đùa cùng bạn bè mình hơn, như đi leo núi, ra bờ sông, bơi lội…”
Park nói khi cô 9 tuổi, khoảng năm 2002, cô phải chứng kiến cảnh bạn thân nhất của mẹ cô bị hành quyết ở một sân vận động ở Hyesan. Tuy nhiên, theo một số người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên cũng đến từ Hyesan, ẩn danh bởi sợ bị trả thù, những vụ xử tử công khai chỉ diễn ra ở ngoại ô thành phố, chủ yếu là ở sân bay, chưa bao giờ ở sân vận động hay trên đường phố, và không có vụ nào diễn ra sau năm 2000 – vụ hành quyết tập thể cuối cùng họ nhớ được là gồm 10 hay 11 người năm 1999.
Tội danh của bạn mẹ cô cũng bị thay đổi liên tục tùy theo đối tượng khán giả. Gần đây khi ở châu Âu, cô tuyên bố bà bị xử tử vì xem một bộ phim James Bond và đôi khi, ít cụ thể hơn, là một bộ phim điện ảnh Holywood. Nhưng ở Hồng Kông vài tháng trước, cô nói với khán giả rằng bà bị bắt khi đang xem đĩa DVD của Hàn Quốc. Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến gần đây với Park, nhà báo độc lập người Ai-len Nicola Anderson có vẻ bối rối và hỏi lại, “Đó là một bộ phim Hàn Quốc đúng không?” Park trả lời, “Không, phim Holywood, James Bond.”
Một trong những chuyên gia hàng đầu của thế giới về Bắc Triều Tiên là Andrei Lankov, giáo sư Đại học Kookmin ở Seoul. Sinh ra tại Liên Xô, ông là du học sinh trao đổi tại Bắc Triều Tiên trong những năm 1980 và đã phỏng vấn hàng trăm người đào thoát như một phần trong nghiên cứu của ông. Ông nói, “Tôi rất, rất hoài nghi chuyện xem một bộ phim phương Tây có thể dẫn đến việc bị tử hình. Việc bắt giữ thực ra thì có thể, nhưng vẫn rất ít có khả năng.”
Theo ông, những tội phạm có thể dẫn đến hành quyết công khai là “Giết người, trộm cắp quy mô lớn, đặc biệt là với tài sản quốc gia, đôi khi bao gồm cả hoạt động buôn lậu quy mô lớn, bao gồm cả buôn bán người.”
Một phụ nữ 59 tuổi đào thoát từ Hyesan năm 2009 đã bật cười khi được hỏi có ai từng bị tử hình vì xem phim Mỹ hay chưa. “Làm sao mà xem phim Mỹ cũng bị tử hình được? Nghe nói thôi cũng thấy buồn cười. Chuyện đó chưa từng xảy ra bao giờ. Tôi đang đi nhà thờ với khoảng 350 người đào thoát khác, hỏi bất cứ ai họ cũng đều trả lời như vậy thôi,” bà nói với chúng tôi qua điện thoại từ Hàn Quốc. Những người đào thoát khác cũng xác nhận điều này. Người phụ nữ đến từ Hyesan nói trên cũng nói những người bị bắt vì xem phim Hàn Quốc không bị tử hình, nhưng bị kết án từ 3 đến 7 năm tù trong trung tâm cải huấn, cách đối xử trong đó thật khủng khiếp. “Người ta không biết mình sẽ chết lúc nào đâu,” bà nói.
Park kể khi cô lên 10, năm 2003, thế giới của cô sụp đổ khi cha cô bị bắt ở Bình Nhưỡng vì kinh doanh trái phép. Theo mẹ của Park, bố cô bắt đầu buôn bán bất hợp pháp giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ năm 1999 khi Kim Jong Il ngừng cung cấp lương thực và thôi theo dõi các doanh nghiệp. Ông bị kết tội đồng nghĩa với việc cả gia đình cũng đều là tội phạm và địa vị xã hội của họ tụt xuống thấp. “Số phận của chúng tôi khi đó đã rõ, tôi sẽ trở thành nông dân. Tôi không cách nào được đi học đại học nữa,” Park kể.
Park nói bố cô bị kết án 17-18 năm tù giam. Mẹ cô nói ban đầu ông bị kết án 1 năm, nhưng sau đó bị tăng lên đến 10 năm tù giam. Sự khác biệt giữa các mức án tù không hẳn quan trọng, nhưng từ đây câu chuyện của cô trở nên mờ ám và khá bất nhất.
Mẹ Park nói với chúng tôi rằng các công tố viên liên tục thẩm vấn bà trong khoảng một năm – đôi khi tại nhà ở Hyesan và đôi khi ở những nơi khác, bởi bà đã từng làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh của chồng. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh BBC gần đây, Park khẳng định mẹ cô đã bị bỏ tù sáu tháng vì bà trở lại sống tại quê nhà sau khi chồng bị bỏ tù và “vì ở Bắc Triều Tiên không có quyền tự do đi lại, không có tự do ngôn luận…thế nên điều đó là trái pháp luật và đó là lý do tại sao bà phải vào tù nửa năm.”
Khi nói chuyện với chúng tôi, Park kể về cách cô và chị gái, khi mới 9 và 11 tuổi, buộc phải tự lo cho bản thân sau khi cha mẹ bị bỏ tù. “Chúng tôi không thể đến trường…chúng tôi chỉ xuống bờ sông tắm rửa, giặt quần áo rồi đi lên núi lấy cỏ để ăn,” cô nói. Nhưng trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh BBC, Park khẳng định chị gái cô đã đến sống ở nhà chú còn cô thì đến sống tại nhà của người dì ở nông thôn trong ba năm. Cô kể chuyện cô đã ăn những thức ăn hoang dã khi sống ở đó ra sao, “như cỏ hoặc đôi khi là con chuồn chuồn…bất cứ thứ gì tôi có thể ăn khi đó.” Chỉ hai ngày sau, cô nói với tờ Irish Independent, như đã nói với chúng tôi, rằng cô và chị gái sống sót bằng cách tìm kiếm thức ăn và phải học cách tự nấu ăn. Khi phóng viên hỏi, “Có người lớn nào biết các bạn phải sống một mình không?” Park trả lời, “Không, người chết rất nhiều, họ không quan tâm. Tôi thấy rất nhiều xác chết trên đường phố và không ai có thể lo cho ai.”
Nhưng quay trở lại các tài liệu lưu trữ của chương trình truyền hình Hàn Quốc Now On My Way To Meet You mà Park là ngôi sao, cũng trong tập phim được đề cập trên đây, người dẫn chương trình hỏi mẹ Park, “Khi chúng ta nói về câu chuyện của những người phải ăn cỏ hoặc những người phải giành giật từng miếng ăn, Yeju (bút danh của Park) nói, ‘Ồ chưa bao giờ có chuyện đó…’ Tại sao lại thế? Có phải Yeju chưa bao giờ phải trải qua chuyện này?”
Mẹ Park trả lời, “Chúng tôi chưa đến mức phải như thế. Chúng tôi chưa bao giờ chết đói.”
Các phần tiếp theo của cuộc trò chuyện cũng không kém phần sáng tỏ.
Mẹ Park tiếp tục nói, “Thế nên khi Yeju bắt đầu làm việc cho chương trình này, tôi nghĩ con bé đã ý thức hơn về tình hình ở Bắc Triều Tiên.”
Dẫn chương trình trả lời, “Có vẻ như Yeju học được rất nhiều về chương trình này.”
Mẹ Park nói, “Con bé đều gọi tôi trước và sau khi ghi hình, hỏi, ‘Con có thực sự là người Bắc Triều Tiên không?’ Con bé nói nó không biết những cô gái khác trong chương trình nói về cái gì. Con bé bảo nó nghĩ mọi người đều đang nói dối.”
Park cũng đồng tổ chức một video podcast về Bắc Triều Tiên cho một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ chủ nghĩa tự do ở Seoul có tên Freedom Factory [Nhà máy Tự do]. Trên buổi phát sóng hôm 18 tháng 8, Casey Lartigue, đồng tổ chức chương trình người Mỹ đã bảo Park kể lại những thời điểm khó khăn mà cô trải qua khi còn nhỏ ở Bắc Triều Tiên. Đáp lại, cô không đề cập đến việc ăn cỏ và chuồn chuồn, chỉ là cô chỉ đủ khả năng kiếm được hai bữa một ngày và so sánh với những người sống trên các đường phố và phải “ăn tất cả mọi thứ” thì khó khăn của cô “chẳng là gì” – “Thật đau lòng khi phải chứng kiến họ như thế,” cô nói.
Khi kể lại chuyến trốn chạy khỏi Bắc Triều Tiên, Park thường nói cô phải vượt qua ba hoặc thậm chí bốn ngọn núi trong đêm để đến biên giới và mô tả những nỗi đau mà cô phải chịu đựng bởi giày cô thủng lỗ chỗ. Tuy nhiên, Hyesan, nơi Park sống, nằm ngay cạnh dòng sông phân chia hai nước và không có ngọn núi nào phải vượt qua.
Park nói với chúng tôi và một đài phát thanh tự do ở San Francisco hồi đầu năm nay rằng bốn ngày sau khi chị gái cô trốn khỏi đất nước, cô cùng cha mẹ đã vượt biên sang Trung Quốc. Trích nguyên văn những lời cô nói trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh, “Tôi trốn thoát cùng bố mẹ – ba người chúng tôi.” Trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi, cô nhớ lại cảm giác khi cô qua sông, “Tôi phải tồn tại. Tôi phải sống một cuộc sống thực sự. Và với suy nghĩ đó, tôi cứ thế chạy, chạy nhanh hơn với bố mẹ theo sau và cuối cùng tất cả chúng tôi đều chạy thoát. Có xe của những đầu mối người Trung Quốc [qua đầu mối kinh doanh của cha cô] chờ sẵn để đón chúng tôi, sau đó chúng tôi đi thẳng đến Trung Quốc.”
Nhưng tại Hội nghị Thượng đỉnh Một Thế giới Trẻ ở Dublin, Park kể lại câu chuyện kinh hoàng của cô và mẹ cô phải trốn chạy một mình, cô phải chứng kiến cảnh mẹ cô bị một kẻ môi giới Trung Quốc hãm hiếp để bảo vệ cô khỏi số phận tương tự.
Tiếp theo còn có những sự kiện xung quanh ngôi mộ của cha cô tại Trung Quốc. Park kể với chúng tôi rằng khi cô mới 14, sợ bị chính quyền Trung Quốc bắt, cô đã phải vứt bỏ thi thể của cha cô vào giữa đêm. “Chúng tôi phải đem thi thể cha tôi đi, mọi người đang ngủ, tôi tự mình chôn cất ông giữa nửa đêm rồi tôi ngồi đó, trời rất lạnh và không có ai,” cô giải thích trong khi bật khóc. Mẹ cô bổ sung thêm chi tiết. “Chúng tôi thuê hai người để giúp mang thi thể ông lên núi. Yeonmi đi với họ. Trời hôm đó gió to, chúng tôi rất sợ có ai đó nhìn thấy họ,” bà nói.
Thế nhưng Park lại nói với một số phóng viên khác rằng cha của cô đã được hỏa táng và cô phải tự mình đem vứt bỏ tro. Ở đây còn có một biến thể khác: Theo các nguồn tin trong cộng đồng Bắc Triều Tiên, một vài năm trước đây Park đã nói với họ rằng cô đã không thể mang thi thể của cha cô đến nhà hoả táng, thế nên họ hàng của cô (cha cô có người thân ở Trung Quốc) đã giúp cô thiêu thi thể cha cô, sau đó tất cả cùng đi đến một ngọn núi để chôn cất.
Cuối cùng, trong một bài viết trên Daily Beast, Park khẳng định khi cô và mẹ cô bị giam giữ trong một nhà tù ở Mông Cổ, cô bị buộc phải cởi bỏ toàn bộ quần áo của mình trong suốt một tháng trời. “Tôi chỉ là một cô bé và cảm thấy rất xấu hổ. Tôi cứ nghĩ, ‘Tại sao những người này lại có quyền hành kiểm soát tôi như vậy? Tôi cũng là con người, nhưng tôi đã không được đối xử như một con người’,” cô nói về những trải nghiệm của cô khi mới 15 tuổi.
Cô đã không đề cập đến điều này trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi và theo nguồn tin từ những người hiểu rõ cô, cô bị giam giữ ở Mông Cổ một tháng rưỡi và phàn nàn với họ về việc phải làm việc trên những cánh đồng và lau dọn trung tâm, nhưng không hề đề cập đến chuyện phải chịu cảnh trần truồng hàng ngày. Giáo sư Shi-eun Yu, tư vấn viên tại các trung tâm xử lý của Hàn Quốc đối với người tị nạn Bắc Triều Tiên, Hanawon, làm việc trong 2 năm đầu những năm 2000, và Giáo sư Kim Hyun-ah, làm việc tại đó 5 năm trong giữa những năm 2000 đều cho chúng tôi biết họ chưa bao giờ nghe nói đến việc có bất cứ ai bị lột trần truồng trong trung tâm giam giữ ở Mông Cổ. Theo Giáo sư Yu, “Trong quá khứ, chính phủ Hàn Quốc đã gửi nhân viên tư vấn sang Mông Cổ để giúp đỡ những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên đang bị tạm giam…vậy làm thế nào họ có thể bị lột trần truồng hàng ngày? Điều đó sẽ khiến họ căng thẳng tâm lý nhiều hơn. Điều đó là vô lý.” Giáo sư Kim nói rằng so với các nước khác như Thái Lan và Nga, Mông Cổ rất ủng hộ những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, như thế khả năng những người đào thoát bị lột trần truồng trong hàng tháng trời là rất ít.
Tất cả nói lên điều gì? Những mâu thuẫn trong câu chuyện của Park chỉ đơn giản là do trí nhớ sai sót hay có điều gì đó đang đứng đằng sau?
Yeonmi Park được Atlas Foundation, tổ chức phi lợi nhuận tự do của Mỹ hỗ trợ. Cô là một trong những Tiếng nói trẻ của tổ chức này và gần đây đã gây dựng cơ sở của riêng mình tại New York – bạn có thể đóng góp trực tuyến thông qua PayPal, nhưng chính xác tiền của bạn sẽ được sử dụng cho những gì vẫn chưa rõ ràng. Điều rõ ràng ở đây là “Yeonmi sẽ đi du lịch và nói chuyện trong năm 2014” và “sẵn sàng cho các bài phát biểu quốc tế.”
“Tôi muốn cả thế giới biết câu chuyện của tôi để họ biết và nhớ về câu chuyện của Bắc Triều Tiên,” ghi trên trang web của tổ chức này.
Nhưng liệu thế giới có thể dựa vào trí nhớ của một cô gái 21 tuổi, người đã rời bỏ Bắc Triều Tiên khi cô mới 13? Hậu quả là gì nếu trí nhớ của cô là sai lệch và những hình ảnh cô trình bày về cuộc sống của cô ở Bắc Triều Tiên và cuộc đào thoát sang Hàn Quốc là không chính xác?
Những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên được phỏng vấn cho bài viết này không muốn công khai danh tính bởi họ lo sợ cho sự an toàn của gia đình, những người vẫn đang phải sống dưới chế độ độc tài hoặc sợ bị tẩy chay vì chỉ trích một người trong số họ, nhưng họ cũng muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Gánh nặng lo ngại của họ, sự phóng đại và bịa đặt có tác động bất lợi có thể có trên các nguyên nhân người tị nạn Bắc Triều Tiên và những cơ hội tương lai của chính họ. Họ lo lắng rằng sự mâu thuẫn và các câu chuyện thiếu sót của Park sẽ khiến thế giới bắt đầu nghi ngờ những câu chuyện của họ. Họ muốn sự thật được phơi bày và tin rằng, như Yeonmi Park phát biểu trên đài BBC, “Dối trá không thể tồn tại được mãi.”
Bà Hillary Clinton chào đón Yeonmi Park |
Một phản ứng từ Yeonmi Park
Tôi muốn cảm ơn Mary Ann Jolley chăm sóc rất nhiều về tình hình khủng khiếp ở Bắc Triều Tiên rằng cô sẽ chỉ ra bất kỳ mâu thuẫn trong dấu ngoặc kép của tôi và làm thế nào câu chuyện của tôi đã được báo cáo. Phần lớn thời gian, đã có thông tin nhầm lẫn vì rào cản ngôn ngữ. Tôi chỉ học tiếng Anh trong năm qua, và tôi đang cố gắng để cải thiện mỗi ngày để có một người ủng hộ hơn cho người dân của tôi. Tôi xin lỗi vì bất kỳ sự hiểu lầm. Ví dụ, tôi chưa bao giờ nói rằng tôi thấy hành quyết ở Hyesan. mẹ của bạn tôi đã được thực hiện trong một thành phố nhỏ ở trung tâm Bắc Triều Tiên, nơi mẹ tôi vẫn còn có người thân (đó là lý do tại sao tôi không muốn đặt tên nó). Và có những ngọn núi, bạn thậm chí có thể nhìn thấy trên Google Earth - có thể bạn gọi họ là những ngọn đồi lớn bằng tiếng Anh - bên ngoài của Hyesan rằng chúng tôi vượt qua để trốn thoát. Có rất nhiều ví dụ như thế này.
Nhưng có một điều rất quan trọng để sửa: Tôi không có một nền tảng. Trang web này là một trang web giả xây dựng bởi một người bạn, và nó đã không được cho là sống. Không có cách nào nó có thể chấp nhận tiền, và tôi đã không thực hiện bất kỳ. Tôi rất xin lỗi vì sự nhầm lẫn. Các trang web đã được đưa xuống.
Ngoài ra, tôi xin lỗi rằng có những lần khi những kỉ niệm thời thơ ấu của tôi không hoàn hảo, như bao lâu cha tôi đã bị kết án tù. Bây giờ tôi đang kiểm tra với mẹ tôi và những người khác để sửa chữa tất cả mọi thứ. Tôi cũng đang viết một cuốn sách về cuộc sống của tôi ở Bắc Triều Tiên, thoát tôi qua Trung Quốc và và công việc của tôi để thúc đẩy quyền con người. Đó là nơi tôi sẽ có thể cho biết toàn bộ câu chuyện của tôi.
Trong thời gian đó, tôi cảm ơn tất cả các bạn vì sự kiên nhẫn và lòng tốt của bạn với tôi.
Và trong video này thì cô ta nói sống trong một gia đình giàu có chứ không phải nghèo khổ "ăn cỏ để sống"
Cùng một câu chuyện mà "Hót gơn đào tẩu" Park Yeon-mi kể mỗi nơi khác nhau, quá mâu thuẫn. Chắc do kịch bản và đạo diễn mỗi nơi khác nhau ấy mà.
Xem thêm Yeon Mi Park cô gái đào tẩu lừa cả thế giới
Những tên đào thoát khỏi Triều Tiên, Việt Nam thì chỉ có một kịch bản duy nhất cho câu chuyện của họ, luận điệu đều giống hệt nhau: Đất nước độc tài tàn bạo, đói khát....
ReplyDeleteĐáng tiếc là điều đó lặp đi lặp lại đã lừa được khối người.
Lời dối trá cứ lập lại nhiều lần nó trở thành đúng mà.
DeleteĐúng với những thằng ngu thôi
DeleteBọn này cũng như lũ 3/, bưng bô bợ đít bọn tây lông, sẵn sàng thêu dệt,bịa ra đủ chuyện để nói xấu chế độ.
ReplyDeleteCon khốn nạn này đã nhiễm covid chết chưa?
ReplyDeletecùng troll phản động dẫn tôi đến đây
ReplyDelete