Nơi chia sẻ những thông tin với tất cả mọi người

CHDCND Triều Tiên xây dựng Xã hội Xã hội Chủ nghĩa theo cách riêng của họ để phù hợp với tình hình đất nước còn trong tình trạng chiến tranh Tổ quốc chưa Thống nhất.
Tứ bề thọ địch nên họ chỉ còn cách là "tự lực cánh sinh" không ỉ lại và trông chờ từ bên ngoài, do đó một hệ thống tư tưởng tại Triều Tiên ra đời, để phù hợp với lợi ích Dân tộc và thích ứng với tình hình chính trị xã hội.

Tư tưởng Chủ Thể (Juche)
Kim Nhật Thành đã đưa ra tư tưởng Chủ Thể vào 28/12/1955 trong bài phát biểu "Để hạn chế Chủ nghĩa giáo điều và Chủ nghĩa hình thức và thành lập Chủ Thể một công trình xây dựng tư tưởng" để phản bác chính sách phi Stalin hoá (tự cải cách quan liêu) tại Liên Xô.
Tư tưởng Chủ Thể chính nó dần xuất hiện như một học thuyết tư tưởng có hệ thống dưới sức ép chính trị của cuộc chia rẽ Xô-Trung trong thập niên 1960. Từ "Chủ Thể" cũng bắt đầu xuất hiện ở hình thức nguyên bản trong tiếng Anh trong các tác phẩm của Triều Tiên từ khoảng năm 1965. Kim Nhật Thành đã đặt ra ba nguyên tắc nền tàng của Chủ Thể ngày 14/4/1965, trong bài phát biểu “Về việc Xây dựng Xã hội và cuộc Cách mạng tại miền nam Triều Tiên”. Các nguyên tắc đó là:
1. Độc lập về chính trị (Chaju)
2. Tự chủ về kinh tế (Charip)
3. Tự vệ về quốc phòng (Chawi)
Chủ Thể cũng đề cao vai trò của tầng lớp Trí thức là quan trọng nhất và không thể xa rời trong xã hội. Điều này rất khác với Chủ nghĩa Cộng Sản là giai cấp Công Nông.
Chủ Thể cũng đề cao Văn hóa truyền thống của Dân tộc và công nhận Thanh Thiên Đạo là tôn giáo chính thức, một phiên bản của Khổng giáo và Phật giáo.


Lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Nhật đã chính thức phác thảo bản tuyên ngôn cuối cùng về Chủ Thể trong một tài liệu năm 1982 có tiêu đề về Tư tưởng Chủ Thể. Ông diễn giải tư tưởng nhà nước và tích hợp chính sách Tiên Quân (Songun) năm 1996 để áp dụng vào thực tiễn như sau.
1. Người dân phải có sự độc lập (Chajusong) trong tư tưởng và chính trị, kinh tế tự cung cấp, và tự chủ về quốc phòng.
2. Chính sách phải phản ánh ý chí và nguyện vọng của Nhân dân và sử dụng chúng triệt để trong cách mạng và xây dựng.
3. Các biện pháp cách mạng và xây dựng phải thích hợp với tình hình đất nước.
4. Sự nghiệp quan trọng nhất của cách mạng và xây dựng là hướng những người vô sản vào xây dựng hệ thống tư tưởng và xây dựng xã hội.

Chủ Thể cũng yêu cầu sự trung thành tuyệt đối với đảng và lãnh đạo đảng. Tại Triều Tiên đảng cầm quyền là Đảng Lao Động Triều Tiên chiếm đa số (75% ghế trong Quốc Hội), thứ nhì là đảng Xã Hội Dân Chủ và thứ ba là đảng Thanh Thiên Đạo. Họ còn một đảng cho Kiều Bào tại Nhật Bản có 5 ghế trong Quốc Hội. Các đảng này hợp thành MẶT TRẬN THỐNG NHẤT DÂN TỘC TRIỀU TIÊN.

Trong lịch sử chính thức của Triều Tiên, một trong những hành động áp dụng có mục đích đầu tiên của Chủ Thể là Kế hoạch 5 năm 1956-1961, cũng được gọi là phong trào Thiên Lí Mã (Chollima), dẫn tới phương pháp làm nông nghiệp Thanh Sơn Lý (Chongsanri) và hệ thống làm việc công nghiệp Thái An (Taean). Kế hoạch 5 năm có mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế Triều Tiên với trọng tâm công nghiệp nặng, để đảm bảo sự độc lập chính trị khỏi Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên phong trào Thiên Lí Mã cũng áp dụng chính sách tập trung nhà nước tương tự với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Liên xô năm 1928. Chiến dịch này cũng trùng một phần kế hoạch 5 năm "Đại Nhảy Vọt" tại Trung quốc. Có lẽ Triều Tiên đã tránh được những thảm hoạ của cuộc "Đại Nhảy Vọt".

Quan hệ với chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao
Năm 1972 Chủ Thể đã thay thế chủ nghĩa Marx-Lenin trong hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên trở thành ý thức hệ nhà nước chính thức, đây là một sự phản kháng trước cuộc chia rẽ Trung-Xô. Tuy nhiên Chủ Thể được định nghĩa như một cách áp dụng sáng tạo một phần của Chủ nghĩa Marx-Lenin.
Kim Chính Nhật cũng giải thích rằng Chủ Thể không phải có nguồn gốc từ Triều Tiên, trong khi vạch ra tư tưởng này ông chỉ chú trọng tới một số định hướng kế hoạch hoá vốn có của tất cả các quốc gia Marxism-Leninism.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991 làm cho đối tác buôn bán làm ăn chiến lược của Triều Tiên không còn, nên mọi điều liên quan tới chủ nghĩa Marx-Lenin bị xoá bỏ trong lần sửa đổi hiến pháp năm 1998. Nhưng một vài từ trong chủ nghĩa Marx-Lenin thi thoảng được nhắc tời, ví dụ như cụm từ "Chủ nghĩa Xã hội". 
Tuy nhiên sự thiết lập học thuyết Tiên Quân hồi giữa thập niên 1990 đã chính thức chỉ rõ Quân Đội là lực lượng nòng cốt xây dựng Xã hội chứ không phải gia cấp vô sản hay liên minh công nông như trong Chủ nghĩa Cộng Sản.
Biểu tượng của tư tưởng Chủ Thể là tầng lớp Trí thức ở giữa, Công nhân và Nông dân hai bên

Ảnh chụp tại Quảng trường Kim Nhật Thành, ảnh trên là trước 2012, ảnh dưới hai bức chân dung Marx-Lenin được gỡ xuống năm 2012 sau khi Kim Chính Ân lên lãnh đạo.

2 nhận xét Blogger 2 Facebook

  1. con người và tư tưởng của các vĩ nhân sẽ còn nhiều thay đổi...trái đất còn tồn tại khoảng 10 tỉ năm nữa....( kiên quyết ko làm tôi tớ cổ nhân )

    ReplyDelete

 
Lọ Lem © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top